Tài trợ bởi vatgia.com
Trang chủ » Tin tức » Phân tích - nhận định

Dấu hiệu bong bóng BĐS chưa xuất hiện trong thời điểm này

(2015-10-29 11:11:42)
Theo nhận định của ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (thuộc Bộ Xây dựng) trong Diễn đàn đầu tư toàn cầu, trong phiên thảo luận về BĐS vào chiều ngày 30/9 vừa qua. Thi vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu bong bóng thị trường bất động sản trong thời điểm hiện tại.

Cho biết thêm về vấn đề này ông Phấn nhận định, trong giai đoạn từ năm 2007-2013, thị trường BĐS Việt Nam đã có xuất hiện bong bóng, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung ít, giá lên theo từng ngày. Vào thời điểm cuối năm ngoái, thị trường địa ốc vừa trải qua thời kỳ khó khăn nhất, hiện ổn định dần, giữ giá. Trong khi đó những dự án tốt, vị trí đẹp giá tăng từ 3-5%.

 
Tuy hiện nay, thị trường BĐS chưa xuất hiện bong bóng nhưng nguy cơ bong bóng cần phải xem xét lại. Thị trường thời gian tới có diễn biến khó lường nên rất có thể lại xuất hiện bong bóng. Nhưng chúng ta cũng cần phải xem đó là bong bóng bé hay bong bóng lớn, ông Phấn cảnh báo.

Trao đổi về vấn đề này, ông Felix Lai, GĐ Đầu tư Gaw Capital Partners nhận định, thị trường BĐS Việt Nam không giống như thời điểm cách đây 10 năm, hiện nay thị trường có nhiều sản phẩm phong phú hơn. Khách hàng vẫn có niềm tin vào BĐS dù nhu cầu về sản phẩm có độ trễ nhất định.

Theo ông Don Lam, Đồng sáng lập Kiêm TGĐ điều hành Tập đoàn VinaCapital, muốn biết có bong bóng hay không chúng ta phải định giá nhà đất và mức giá trần là bao nhiêu?

TGĐ Tập đoàn Đầu tư Nam Long Steven Chu tự tin cho biết, năm 2014, tập đoàn đầu tư 1.400 đơn vị nhà ở, năm 2015, hơn 2.000 đơn vị nhà ở. Hiện nay, các chính sách của chính phủ thuận lợi, chưa có dấu hiệu bong bong.

Đứng trước g lo ngại trên người nước ngoài được quyền mua và sử hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ dẫn tới tình trạng cầu tăng dẫn tới bong bóng, ông Cheong Ho Kuan, GĐ điều hành Gamuda Land Malaysia tại Việt Nam khẳng định rằng, kể cả một lượng lớn người nước ngoài mua nhà ở cũng không có bong bóng.

Riêng  lĩnh vực BĐS, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đi kèm với nhiều rủi ro. Theo những kinh nghiệm bản thân doanh nghiệp, thị trường BĐS lúc lên xuống, khi kinh doanh được nhưng cũng có khi thua lỗ. Doanh nghiệp học hỏi và rút kinh nghiệm từ bản thân nhưng công ty vẫn lạc quan về mảng thị trường này bởi kinh tế vĩ mô ổn định.
 
Đầu tư vào địa ốc sẽ ổn định vì dân số Việt Nam đông, 70% dân số đang trong độ tuổi thanh niên có nhu cầu về nhà ở. Bên cạnh đầu tư BĐS vào đô thị lớn, doanh nghiệp mong muốn hướng đến khu vực ngoại ô. Việc phát triển thêm những thành phố nhỏ là địa điểm tốt để cân nhắc đầu tư.

 (Theo Tiền phong Online)

Các tin khác

Banner