Tài trợ bởi vatgia.com
Trang chủ » Tin tức » Thị trường nhà đất

Xu hướng các khu đô thị ngầm tại Hà Nội

(2015-12-09 09:06:59)
Dân cư đồ về Hà Nội ngày càng nhiều, mật độ dân số tại thành phố ngày tăng lên, trong khi đó các công trình xây dựng bị hàn chế chiều cao. Để giải quyết vấn đề an cư của dân, Hà Nội vừa đưa ra những biện pháp mang tính tầm nhìn hàng thập kỷ cho vấn đề không gian. Ngoài việc mở rộng thêm chỉ tiêu đất đô thị, Hà Nội cũng vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch không gian đô thị ngầm rộng 756km2.

Vừa qua, Hà Nội đã bất ngờ đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đô thị mở rộng thêm gần 3.000ha so với phân bổ của Chính phủ cách đây hơn 2 năm. Cụ thể, theo Nghị quyết về bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn từ năm 2011-2020 (đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt) có 18 chỉ tiêu sử dụng đất được đề nghị điều chỉnh so với chỉ tiêu được phê duyệt vào năm 2013.
 
Sẽ không lo thiếu đất

Đáng chú ý, diện tích đất đô thị, khu đô thị được điều chỉnh tăng thêm gần 3.000 ha so với tỷ trọng được phân bổ cách đây 2 năm, từ 1.682 ha (đến năm 2020) lên 4.610 ha. Ngoài ra, UBND TP Hà Nội còn cho biết sẽ chuyển mục đích các loại đất sang đất phi nông nghiệp (khoảng 25.500 ha) để thực hiện triển khai các dự án đầu tư trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020. Ở chiều ngược lại, Hà Nội lại đề nghị giảm hơn 1.300 ha đối với đất xây dựng công nghiệp và 558 ha đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ so với chỉ tiêu ban đầu…
 
Khi thông tin trên phát đi, dư luận dấy lên đồn đoán: Trong tương lai không xa (từ sau năm 2020, thời điểm hoàn thành chuyển mục đích sử dụng đất theo dự kiến), địa bàn Hà Nội sẽ có thêm hàng loạt dự án khu đô thị mới, những tổ hợp công trình nhà ở – thương mại – dịch vụ văn phòng với quy mô đa dạng dưới dạng 'tiền khả thi'.
 
Không ít nhà đầu tư 'mơ mộng' hoặc giàu tham vọng đã vẽ ra viễn cảnh: dự án bất động sản sẽ tràn ngập thị trường như giai đoạn năm 2008-2010 (khi quy hoạch trục Hồ Tây – Ba Vì được… rỉ tai); thủ tục hành chính về đất đai, cấp phép dự án quy mô vừa và nhỏ được tối giản, cùng với những nỗ lực cụ thể trong thời gian qua của cơ quan chức năng ban ngành liên quan sẽ tạo cơ chế thông thoáng để các dự án chào đời.
 
Cũng trong tháng 12, liên quan trực tiếp tới vấn đề phát triển đô thị – đáp ứng nhu cầu dân sinh, Hà Nội còn táo bạo đưa ra quyết định phát triển không gian đô thị… dưới lòng đất.
Theo đó, trong Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm – TP đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có nêu rõ, khu vực quy hoạch có quy mô 756 km2, dân số dự kiến đến năm 2030 vào khoảng 4,6 triệu người.
 
Theo đồ án quy hoạch, đô thị ngầm sẽ nằm tại địa giới hành chính của 20 quận, huyện gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì và Thường Tín.
 
Quỹ đất sẽ tăng gấp đôi?

Như vậy, không chỉ phấn khởi vì 'không lo thiếu đất đầu tư dự án', giới kinh doanh, tạo lập địa ốc ở thị trường Thủ đô lại mừng ra mặt với định hướng quy hoạch đô thị ngầm của nhà chức trách bởi lợi ích khai thác không gian dưới lòng đất đã được chứng minh thực tế.
 
Còn nhớ 5 năm trước, công ty CP Vincom đã ghi dấu ấn thành công tại Tp.HCM với trung tâm thương mại VincomCenter (quận 1). Ngoài 26 tầng cao, tổ hợp còn có thêm 6 tầng hầm trên diện tích mặt bằng rộng 7.371m2. Phần không gian này được bố trí làm khu mua sắm từ tầng hầm B3 đến tầng L2 với tổng diện tích là 57.704m2.
 
Ông Lê Khắc Hiệp – Chủ tịch công ty CP Vincom (nay là VinGroup) cho biết, đây là trung tâm thương mại ngầm có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam với đầy đủ các dịch vụ tiện ích từ các cửa hàng, cửa hiệu thời trang đến siêu thị, ẩm thực, các dịch vụ vui chơi giải trí…
 
Cũng mới đây thôi, Vinaconex đã đầu tư dự án tòa nhà cao 29 tầng tại khu Đông Nam Trần Duy Hưng (công trình gồm 4 toà nhà có 3 tầng hầm và các tầng nổi cao từ 25 – 29 tầng). Đáng chú ý, tầng hầm thứ nhất có diện tích 4.200m2 cũng được Vinaconex khai thác làm siêu thị…
 
Cả hai nhà đầu tư trên đều đã gặt hái được những thành công về tỷ suất lấp đầy dù giá thành vượt khá xa so với mặt bằng chung. Cụ thể, với giá thuê không hề 'mềm', từ 35 – 230 USD/m2/tháng, tầng hầm Vincom Center vẫn đạt trên 90% diện tích khách thuê làm cửa hàng. Trong khi đó, 4.200m2 tầng hầm tòa nhà 29 tầng khu Đông Nam Trần Duy Hưng của Vinaconex dù chưa hoàn tất nhưng cũng được rao bán với giá từ 35 triệu đồng/m2 mà vẫn hết hàng.
 
Sự thành công của chuỗi dự án mang dấu ấn 'không gian ngầm' của tập đoàn Vingroup, hay những tên tuổi chuyên mảng siêu thị như BigC, Lotte trong vài năm qua ở Hà Nội, Tp.HCM….đặt trong bối cảnh các đô thị còn thiếu vắng quá nhiều công trình tiện ích vui chơi, giải trí, ẩm thực dưới lòng đất, vô hình chung đã vạch ra một hướng đi mới cho nhà đầu tư thông minh.

Các tin khác

Banner